Trước khi chữa phải đo huyết áp ở 2 tay, 2chân và so sánh với bảng huyết áp tiêu chuẩn của Khí Công Y Đạo.
Số tâm thu ở chân phải lớn hơn ở tay 10-15 mmHg, còn tâm trương ở chân bằng tâm trương ở tay.
Nếu tâm trương ở chân > tâm trương tiêu chuẩn thì có nghĩa là van tĩnh mạch chân bị hở ( dãn tĩnh mạch).
Nếu số tâm trương ở chân nhỏ hơn tâm trương tiêu chuẩn=> hẹp van tĩnh mạch chân.
Cách chữa suy giãn tĩnh mạch chân:
Cho bệnh nhân nằm trên bàn khám hay trên băng ghế dài hay trên giường. Đo áp huyết chân cho bệnh nhân trước, rồi gác một chân bên bệnh lên tường, thầy chữa dùng hai bàn tay vỗ đập hai bên mắt cá chân bệnh nhân ít nhất 9 lần, cứ vỗ đập từng đoạn ngắn 9 lần đi từ từ dần đến háng, ở đầu gối vỗ nhiều hơn, rồi lại vỗ đi ngược lên từ háng đến mắt cá chân. Sau khi vỗ đập chân xong đo lại áp huyết để kiểm chứng theo dõi sự thay đổi của áp huyết, chúng ta thấy cả 3 số lọt vào tiêu chuẩn, nhưng để ý số thứ hai lớn hơn tiêu chuẩn, có thể lên đến 120 có nghĩa chỉ tĩnh mạch đang phình to do van tĩnh mạch hở, thì nay kết qủa cho ra số thứ hai đã thấp xuống lọt vào tiêu chuẩn là van tĩnh mạch hết bị hở.
Phương pháp này hướng dẫn cho bệnh nhân tự làm nhiều lần ở nhà. Có thể đem bài tập này tập trong lớp vào lúc mọi người tập động công, sau bài Kéo Ép Gối Làm Mềm Bụng, mọi người nằm dơ thẳng một chân lên trời, chân trái trước, tự mình vừa hát vừa vỗ đập từ mắt cá chân xuống đùi háng ở câu hát one. two, three... một câu hát là vỗ xong một lần, hát câu 2 vỗ ngược lên, hát câu 3 vỗ xuống, câu 4 vỗ lên, liên tục hai lần bài hát one, two, three..., rồi đổi chân phải dơ thẳng lên để vỗ giống như chân trái. Bài này cũng chữa được bệnh chuột rút, vọp bẻ.
Phương pháp vỗ đập này cũng có thể áp dụng cho bệnh đau tay vai, bàn tay, ngón tay, khớp...do khí huyết không lưu thông lên xuống đều, do thiếu máu, do tắc nghẽn.
Một phương pháp khác chữa suy giãn tĩnh mạch chân rất hiệu quả là phương pháp Bó Bắp Chân Đi Cầu Thang. Bài này nhiều người thực hiện đã có kết quả tốt.